Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Cùng Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn Chỉn Chu

Kinh doanh quán ăn là hình thức lập nghiệp đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Bởi lẽ, nhu cầu ăn uống của con người hiện nay ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách và tự lên kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Nếu cũng đang đi tìm chìa khóa mở rộng cánh cửa kinh doanh, bạn hãy cùng tham khảo ngay bài viết bên dưới của Nghề Bếp Á Âu nhé.

Kinh doanh quán ăn

Kinh doanh quán ăn là hướng lập nghiệp đang được rất nhiều người lựa chọn (Ảnh: Internet)

Lên kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng quyết định đến thành công của một quán ăn. Chuẩn bị càng kỹ, lên kế hoạch càng chi tiết, khả năng thành công càng cao hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lên bản kế hoạch hoàn chỉnh cho mô hình kinh doanh quán ăn của mình. Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi lên kế hoạch, bạn cần chú ý đến các vấn đề vốn, lựa chọn món ăn, xác định đối tượng khách hàng, tìm nguồn cung cấp nguyên liệu và nâng cao chất lượng món ăn.

Chuẩn bị vốn

Vốn được xem là bài toán khó khiến nhiều người phải đau đầu suy nghĩ ngay từ khi có dự định mở quán kinh doanh. Vậy, kinh doanh quán ăn cần chuẩn bị bao nhiêu vốn? Tùy thuộc vào quy mô của từng quán, bạn có thể đầu tư số vốn ban đầu nhiều ít khác nhau, trung bình dao động 70-100 triệu.

Số vốn này thường được dùng vào khoản sau:

• Chi phí thuê mặt bằng: Tùy vào địa điểm mở quán, giá thuê mặt bằng có thể dao động từ 5-10 triệu/tháng. Đối với những địa điểm đông dân cư, rộng rãi, có chỗ để xe, giá thuê có thể cao hơn.

• Chi phí mua nguyên vật liệu: Để đảm bảo chất lượng món ăn cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, kinh doanh quán ăn đòi hỏi bạn phải nhập nguyên liệu theo từng ngày. Tùy thuộc vào lượng khách hàng trung bình mỗi ngày, bạn có thể trích khoản chi phí phù hợp, thông thường chỉ dao động từ 1-3 triệu/ngày.

• Tiền thuê nhân viên: Chi phí dùng để thuê nhân viên phục vụ tại quán thường ở mức từ 2-3 triệu/tháng/ca/người. Theo kinh nghiệm của nhiều người, trong thời gian đầu mới hoạt động, bạn nên cùng người thân quản lý và phục vụ để tiết kiệm khoản chi phí này.

• Trang trí quán ăn: Để tạo ấn tượng với khách hàng, bạn cần chi 2-3 triệu để trang trí quán trước khi đi vào kinh doanh.

• Mua sắm dụng cụ: Trước khi mở quán, bạn cần dành khoảng 10-30 triệu để mua sắm bàn, ghế, bát, đũa, chén, đĩa, bếp, nồi… Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tận dụng sơn sửa lại bàn ghế đã sử dụng.

quy mô quán ăn

Tùy thuộc vào quy mô quán, bạn cần chuẩn bị số vốn khác nhau (Ảnh: Internet)

Xác định khách hàng, lựa chọn món ăn

Sau vốn, bạn cần xác định đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, gia đình, nhân viên văn phòng hay công nhân… Bởi mỗi đối tượng khách hàng sẽ những đặc điểm nổi bật riêng biệt, dựa vào đó bạn có thể lựa chọn được món ăn phù hợp để kinh doanh. Đồng thời, bạn cũng sẽ lựa chọn phong cách trang trí quán thích hợp khiến thực khách hài lòng. Dựa vào đối tượng khách hàng, bạn cũng có thể chọn được địa điểm mở quán phù hợp như gần trường học, khu công nghiệp, văn phòng công sở…

Việc lựa chọn món ăn để kinh doanh là bước rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh quán ăn. Bạn nên cân nhắc chọn những món ăn được đông đảo khách hàng yêu thích trên thị trường hiện nay nhằm đảm bảo thu hút lượng khách hàng ổn định. Một số món ăn được nhiều người lựa chọn kinh doanh là bún đậu mắm tôm, mì cay, mì Quảng, bún riêu, bánh canh, hủ tiếu, bánh xèo, bánh mì, bánh ướt, bánh cuốn, bún bò, cơm tấm…

Nguồn cung cấp nguyên liệu, chất lượng món ăn

Tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu tươi, an toàn và đảm bảo giá thành rẻ là điều quan trọng giúp bạn tiệm cận được thành công trong kinh doanh. Để thực hiện điều này, bạn có thể tìm đến các chợ đầu mối, trang trại, nông trại ở ngay địa phương.

hướng dẫn học viên chế biến

Tham gia lớp học nấu ăn chuyên nghiệp là một bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh quán ăn

Chất lượng món ăn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Hiểu rõ điều này nên ngay từ khi có dự định mở quán ăn kinh doanh nhiều người đã không ngại ngần tìm hiểu và đầu tư vốn tham gia các lớp học nấu ăn chuyên nghiệp. Tại đây, các bạn sẽ được giảng viên là những đầu bếp nổi tiếng, chuyên gia ẩm thực hướng dẫn cách chế biến món ăn đạt hương vị thơm ngon cuốn hút thực khách. Đồng thời, bạn cũng sẽ tích lũy được những kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả.

Nếu cũng đang đi tìm cho mình một địa chỉ uy tín để học nấu ăn thực hiện ước mơ mở quán kinh doanh, bạn đừng ngại ngần đến với Nghề Bếp Á Âu. Tại đây, đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm sẽ giúp các bạn nắm bí quyết nấu ăn ngon chinh phục thực khách chỉ trong vòng 1-2 buổi học. Với hơn 90% thời lượng thực hành tại lớp, giảng viên sẽ trực tiếp chỉ ra những lỗi sai các bạn thường mắc phải và hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.

Hi vọng với những kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán ăn trên có thể giúp bạn tự thiết kế nên bản kế hoạch chỉn chu và tự tin thực hiện chiến lược kinh doanh thu lợi nhuận cao, sớm ổn định kinh tế.

The post Cùng Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Ăn Chỉn Chu appeared first on Nghề Bếp Á Âu.

Nguồn từ: https://nghebep.com/lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-an Theo dõi các bài viết mới nhất tại: https://tuyenhousewife.blogspot.com/

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Chia Sẻ Thực Đơn Hàng Ngày Cho Gia Đình Miền Nam

Nếu bạn đang băn khoăn nên nấu món gì cho gia đình thì thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam là những gợi ý thú vị của Nghề Bếp Á Âu dành cho bạn. Những món ăn miền Nam rất dễ nấu, lại thơm ngon, hấp dẫn, bạn có thể dễ dàng lên thực đơn trong tuần để thường xuyên đổi món cho cả nhà.

món ăn gia đình miền Nam

Thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam phải đủ các món thịt, cá, canh, rau (Ảnh: Internet)

Ẩm thực miền Nam đa dạng bởi nguyên liệu tươi ngon, dồi dào do đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi. Do có nguồn nguyên liệu phong phú từ thịt, tôm, cá, các loại hải sản cho đến cây trái, rau củ… nên bữa cơm gia đình miền Nam có các món ăn đa phần đều có những món ăn hấp dẫn, đầy đủ chứ không phải tùy vào từng mùa như miền Bắc.

Thực đơn bữa cơm gia đình miền Nam cần đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ…), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả…).

Gợi ý một số thực đơn bữa cơm gia đình miền Nam

Sau đây là 10 thực đơn bữa cơm gia đình miền Nam mà Nghề Bếp Á Âu chia sẻ đến bạn. Mỗi thực đơn đều có sự kết hợp giữa các món thịt, cá, canh, rau củ và món tráng miệng hấp dẫn, đem đến những bữa ăn thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất cho gia đình bạn.

Thực đơn số 1

  • Cá ngừ nướng kho
  • Thịt heo kho trứng cút
  • Rau dền luộc chấm mắm
  • Canh sườn non hầm củ quả
  • Món tráng miệng: trái cây tươi

Thực đơn số 2

canh chua

Canh chua cá mè đậm đà hương vị miền Nam (Ảnh: Internet)

  • Canh chua cá mè
  • Thịt kho tàu
  • Cá chiên chấm nước mắm
  • Rau lang luộc
  • Món tráng miệng: chè hạt sen

Thực đơn số 3

Sườn kho dứa chua ngọt

Sườn kho dứa chua ngọt là món ăn vừa dễ làm, vừa ngon miệng (Ảnh: Internet)

  • Cá diêu hồng chiên
  • Sườn kho dứa chua ngọt
  • Bầu luộc
  • Canh rau ngót nấu thịt
  • Cà pháo nấu cá đồng
  • Món tráng miệng: bánh plan

Thực đơn số 4

tôm kho nước dừa

Đổi vị với món tôm kho nước dừa ngọt mềm (Ảnh: Internet)

  • Cá diêu hồng chiên giòn
  • Tôm kho nước dừa
  • Gà hấp
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Rau bắp luộc chấm mắm
  • Món tráng miệng: kem trái cây

Thực đơn số 5

  • Thịt ba rọi rang ruốc
  • Trứng chiên
  • Ngọn bí đỏ xào
  • Canh bí đao nấu thịt
  • Món tráng miệng: xôi xào Thái Lan

Thực đơn số 6

  • Bò lá lốt áp chảo
  • Cá rô phi chiên giòn
  • Rau muống xào tỏi
  • Canh chua cá diêu hồng
  • Món tráng miệng: chè khúc bạch

Thực đơn số 7

cá kèo kho tộ

Bổ sung cá kèo kho tộ vào thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam thêm phong phú (Ảnh: Internet)

  • Đậu phụ kho xì dầu
  • Cá kèo kho tộ
  • Sườn chiên chua ngọt
  • Canh bí đao
  • Măng xào
  • Món tráng miệng: thạch rau câu

Thực đơn số 8

  • Canh rau đay nấu mướp
  • Thịt chân giò luộc
  • Đùi gà chiên bơ
  • Đậu cô ve xào thịt bò
  • Món tráng miệng: sữa đậu xanh – sữa đậu nành

Thực đơn số 9

Thịt bò xào đậu rồng

Thịt bò xào đậu rồng có hương vị thơm ngon, dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

  • Thịt bò xào đậu rồng
  • Tôm kho nước dừa
  • Canh bông mướpRau muống xào tỏi
  • Món tráng miệng: thạch chanh leo

Thực đơn số 10

  • Sườn non sốt cam
  • Mướp hương xào hành
  • Canh rau bí
  • Khoai tây chiên
  • Món tráng miệng: chè bưởi

Hy vọng những chia sẻ về thực đơn hàng ngày cho gia đình miền Nam đã cho bạn những gợi ý bổ ích để chuẩn bị bữa cơm ngon miệng cho gia đình mình. Đừng quên lưu lại những thực đơn này để trổ tài nấu nướng nhé. Bạn cũng có thể tham gia khóa học nấu món ngon gia đình của Nghề Bếp Á Âu để biết thêm nhiều công thức nấu món ăn hấp dẫn khác.

The post Chia Sẻ Thực Đơn Hàng Ngày Cho Gia Đình Miền Nam appeared first on Nghề Bếp Á Âu.

Nguồn từ: https://nghebep.com/thuc-don-hang-ngay-cho-gia-dinh-mien-nam Theo dõi các bài viết mới nhất tại: https://tuyenhousewife.blogspot.com/

Thực Đơn Hằng Ngày Cho 2 Người

Lên thực đơn hằng ngày dành cho 2 người trong 1 tuần là điều không hề đơn giản. Bởi thực đơn không chỉ là kết hợp những món ăn có hương vị thơm ngon với nhau mà còn phải đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

cùng nhau làm đồ ăn

Lên thực đơn hằng ngày đảm bảo dinh dưỡng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người (Ảnh: Internet)

“Ăn gì hôm nay? Ngày mai ăn gì” là những câu hỏi quen thuộc đã và đang khiến rất nhiều người đau đầu. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người bối rối trong việc tìm món ăn mới để đổi gió thực đơn hằng ngày. Nhằm giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc “thiết kế” thực đơn dành cho 2 người ăn, Nghề Bếp Á Âu gợi ý thực đơn 7 ngày trong tuần có sự kết hợp đa dạng giữa rau củ, hải sản, thịt…

Thực đơn thứ 2

Buổi sáng:

– Cơm chiên trứng

Buổi trưa:

– Cơm trắng

– Cá ngừ kho dứa

– Rau muống xào bơ tỏi

– Canh xương hầm rau củ

– Chuối tráng miệng

Buổi tối:

– Cơm trắng

– Thịt luộc cuốn rau sống

– Canh cua rau đay

– Cải thìa xào thịt bò

– Dưa hấu tráng miệng

Thực đơn thứ 3

Buổi sáng:

– Bánh mì kẹp thịt

bánh mì

Bánh mì kẹp thịt là món ăn được rất nhiều người chọn làm bữa sáng (Ảnh: Internet)

Buổi trưa:

– Cơm trắng

– Ngọn bí xào bơ tỏi

– Canh chua cá lóc

– Cải chua xào thịt ba chỉ

– Thanh long tráng miệng

Buổi tối:

– Cơm trắng

– Canh bầu nấu tôm

– Thịt kho trứng

– Rau lang xào thịt bò

– Đu đủ tráng miệng

Thực đơn thứ 4

Buổi sáng:

–  Mì xào thịt bò rau cải

Buổi trưa:

– Cơm trắng

– Chả cá chiên

– Đậu phụ xốt cà chua

– Canh mướp hương nấu thịt

– Quýt tráng miệng

Buổi tối:

– Cơm trắng

– Rau muống luộc

– Canh cua mồng tơi

– Thịt ba chỉ luộc

– Rau câu tráng miệng

rau câu

Nhiều người sử dụng rau câu để làm món tráng miệng (Ảnh: Internet)

Thực đơn thứ 5

Buổi sáng:

– Cháo vịt

Buổi trưa:

– Cơm trắng

– Rau càng cua trộn tôm thịt

– Cá lóc kho tộ

– Canh khổ qua nhồi thịt

– Sinh tố bơ tráng miệng

Buổi tối:

– Cơm trắng

– Thịt vịt xào măng

– Canh rau muống nấu nghêu

– Đậu đũa xào

– Dưa hấu tráng miệng

Thực đơn thứ 6

Buổi sáng:

– Bún mọc

Buổi trưa:

– Cơm trắng

– Mực chiên nước mắm

– Khổ qua xào trứng

– Canh gà lá giang

– Táo tráng miệng

Buổi tối:

– Cơm trắng

– Thịt ba chỉ rim chua ngọt

– Rau sống ăn kèm

– Canh dưa cải chua nấu thịt bò

– Sữa chua tráng miệng

Canh dưa cải chua nấu thịt bò

Canh dưa cải chua nấu thịt bò được rất nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)

Thực đơn thứ 7

Buổi sáng:

– Súp cua

Buổi trưa:

– Cơm trắng

– Canh chua cá lăng

– Trứng chiên

– Rau lang luộc

– Chuối tráng miệng

Buổi tối:

– Cơm trắng

– Thịt kho quẹt

– Đậu bắp, rau cải, cà rốt luộc

– Canh rau ngót nấu tôm

– Xoài tráng miệng

kho quẹt

Kho quẹt ăn kèm rau củ luộc là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình (Ảnh: Internet)

Thực đơn chủ nhật

Buổi sáng:

– Miến xào lòng gà

Buổi trưa:

– Cá lóc hấp bầu cuốn bánh tráng

– Bún tươi

– Rau sống

cá lóc hấp bầu

Cá lóc hấp bầu là món ăn thích hợp dành cho những dịp cuối tuần (Ảnh: Internet)

Buổi tối:

– Cơm trắng

– Canh rau dền nấu thịt bằm

– Rau muống xào thịt bò

– Thịt gà luộc chấm muối tiêu

– Chuối tráng miệng

Trong cuộc sống hiện nay, con người bận rộn hơn với công việc và không có nhiều thời gian suy nghĩ, lựa chọn và lên thực đơn hằng ngày cho gia đình đúng ý, đảm bảo dinh dưỡng. Mặt khác, bạn lại lo ngại về vấn đề vệ sinh của những bữa ăn nhanh tại hàng quán. Hi vọng, gợi ý thực đơn 7 ngày dành cho 2 người trong bài viết của Nghề Bếp Á Âu có thể giúp các bạn khắc phục và tháo gỡ khó khăn trên.
Chúc bạn lựa chọn được món ăn hợp khẩu vị để lên thực đơn chăm sóc gia đình mình.

The post Thực Đơn Hằng Ngày Cho 2 Người appeared first on Nghề Bếp Á Âu.

Nguồn từ: https://nghebep.com/thuc-don-hang-ngay-cho-2-nguoi Theo dõi các bài viết mới nhất tại: https://tuyenhousewife.blogspot.com/